Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Gỡ "nút thắt" gói tín dụng 30 nghìn tỷ

Nhiều người ví von 30.000 tỷ đang phình ra trong một chiếc túi to được buộc chặt miệng. Để tháo “nút thắt” này cho dòng tiền hữu ích đến được tay những người có nhu cầu thực sự và đủ điều kiện là việc làm cần thiết vào thời điểm này nhằm tránh nguy cơ phá sản của gói hỗ trợ.


Tạo cơ chế “một cửa”
Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: “Khiếm khuyết cơ bản khi vận hành gói 30.000 tỷ đồng là tư duy bao cấp, không dựa vào quy luật vận hành của thị trường. Người xin nhiều, người vay được thì ít, lại dẫn đến cơ chế xin - cho. Điều này khiến người có nhu cầu vay dần dần cũng không tha thiết nữa...”.
Gỡ "nút thắt" gói tín dụng 30 nghìn tỷ - 1
Cả nước mới có 350 cá nhân được vay từ gói 30.000 tỷ đồng, trong khi Hà Nội đang có nhiều dự án nhà thương mại giá dưới 15 triệu đồng/m2.
Theo phân tích của TS. Phạm Sỹ Liêm, việc yêu cầu ngân hàng kiêm cả nhiệm vụ xét điều kiện cho vay khiến các thủ tục giải ngân gói 30.000 tỷ trở nên rắc rối vì ngân hàng chỉ chuyên về nghiệp vụ cho vay. Rồi việc người vay phải chạy qua hàng chục cửa để xin đủ loại giấy xác nhận mới đủ điều kiện vay cũng gây cản trở cho tốc độ giải ngân của gói hỗ trợ. “Sao không giao cho các đoàn thể: Công đoàn, đoàn thanh niên, cựu chiến binh thẩm định các điều kiện được mua nhà như tình trạng nhà ở, nguồn thu nhập… Người đi vay chỉ cần một giấy. Ai chứng nhận sai người đó chịu” - TS. Phạm Sỹ Liêm đề xuất.
"Cần thành lập đường dây nóng để giải quyết khiếu nại, thắc mắc của những người đi vay gói 30.000 tỷ. Người đi vay có thể phản ánh những trường hợp cụ thể, đưa thông tin chính xác như chi nhánh nào, ngân hàng nào… gây khó khăn cho người đi vay mua nhà; hoặc là cơ quan nào, địa phương nào gây khó khăn cho người dân. Đường dây nóng sẽ tiếp nhận những thông tin này, hướng dẫn người có nhu cầu vay và là cầu nối giữa cơ quan quản lý, cơ quan có nhiệm vụ cho vay với đối tượng cần vay”.
Ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
TS. kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, đáng lẽ trước khi gói hỗ trợ này ra đời, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại phải ngồi lại với nhau để văn bản hóa các điều kiện cụ thể, chi tiết các điều kiện cho vay, cách tính điều kiện cho vay… Bởi vì các quy định hướng dẫn chỉ chung chung nên đã dẫn đến chuyện đối tượng cho vay thì như nhau, nhưng quy định cho vay của ngân hàng lại khác nhau khiến người dân mệt mỏi. “Đáng lý các ngân hàng phải có cùng quy định giống nhau, không hoàn toàn thì cũng phải được 90% giống nhau để giúp người dân tự thẩm định điều kiện, khả năng của mình. Khung pháp lý cũng phải được giải tỏa. Chính quyền địa phương phải quy định chứng thực cho dân chúng bằng cách yêu cầu người dân cam kết và tự chịu trách nhiệm, có thế mới giải ngân được” - TS. Nguyễn Trí Hiếu đưa phương án.
Cần theo thị trường
Doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội muốn được hưởng hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng phải hội đủ 3 yếu tố là dự án được Bộ Xây dựng chấp thuận, hồ sơ đủ điều kiện pháp lý và được 1 trong 5 ngân hàng đồng ý cho vay. Thế nên doanh nghiệp nào ngộ nhận rằng đủ 2 điều kiện đầu sẽ đương nhiên được vay tiền thì sẽ dễ “vỡ mộng”. “Cửa” cuối cùng mới là khắt khe nhất vì đây chỉ là chương trình hỗ trợ lãi suất chứ không phải ưu đãi nên ngân hàng cho vay vẫn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn cho vay như dự án nhà thương mại, với đòi hỏi tài sản thế chấp, vốn đối ứng…” - lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản khuyến cáo.
Lãnh đạo một doanh nghiệp khác thì cho rằng, khi xét duyệt cho doanh nghiệp vay thì cũng không nên thiên về tài sản đảm bảo, mà cũng tính đến yếu tố điều kiện năng lực của chủ Đầu tư: Mức độ nợ xấu, hàng tồn kho, nợ lương, bảo hiểm xã hội… Với công ty Nhà nước, không nên cứng nhắc là chỉ căn cứ vào tình hình tài chính của công ty mẹ để đánh giá không cho công ty con vay.
Vị này đề xuất giải pháp là thành lập chương trình nhà ở giá rẻ thay cho nhà xã hội, với ưu đãi là Nhà nước “giao đất nhưng thu tiền với giá rẻ” và giá đất được trừ vào giá thành sản phẩm. Điều này giúp tháo gỡ được nghịch lý đất dự án nhà xã hội không có sổ đỏ nên không có giá trị thế chấp tại ngân hàng.
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, muốn vận hành nhanh gói 30.000 tỷ đồng, mỗi tỉnh, thành cần lập ra một hội đồng gồm các cơ quan Nhà nước, đoàn thể để duyệt dự án. Dự án được duyệt thì được cho vay. Cái đó tuy cũng không thông qua thị trường, những cũng đỡ xảy ra chuyện xin - cho. 

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Tự học lập dự toán – Bài 1: Các yêu cầu cần biết.

Lập dự toán hay còn gọi là Bóc tách tiên lượng – lập dự toán là công việc cần phải biết của tất cả các kỹ sư xây dựng, nó là yêu cầu tối thiểu thứ hai sau yêu cầu về việc bạn cần biết vẽ bằng Autocad, sử dụng thành thạo Excel và Ms World. Tôi chắc chắn với các bạn rằng khi bạn đi xin việc ở bất kỳ nơi nào thì bạn cũng đều được hỏi “có biết làm khối lượng hay không?” hoặc một câu hỏi đại loại như vậy – đó là người ta đang yêu cầu bạn về việc bóc tách tiên lượng –  lập dự toán – và bạn hãy hình dung giúp tôi xem giữa việc bạn trả lời “Có, tôi biết làm và biết sử dụng thành thạo phần mềm dự toán”  và “Xin lỗi, tôi chưa làm bao giờ và tôi cũng chưa tiếp xúc với phần mềm dự toán bao giờ vì….( bất kỳ lý do gì bạn đưa ra)” …???
Ngay bây giờ nếu bạn dùng Google để tìm kiếm một công việc với cụm từ khóa “kỹ sư bóc tách khối lượng” như tôi thực hiện dưới đây, ngay lập tức kết quả trả về có hàng trăm ngàn và trong số đó các thông tin tuyển dụng luôn luôn đứng hàng đầu như hình ảnh bạn thấy dưới đây.
8760247126 ab166ec285 z Tự học lập dự toán   Bài 1: Các yêu cầu cần biết.Điều đó cho thấy rằng mảnh đất công việc cho người lập dự toán còn rất màu mỡ trong khi đó mảnh đất công việc cho các kỹ sư thông thường khác đang ngày càng thu hẹp lại và tất nhiên, sự cạnh tranh cũng ngày càng cao. Vậy tại sao không tận dụng  lợi thế này đẻ chuẩn bị cho mình một công việc thật tốt ??? Có thể nói lập dự toán là một trong những yêu cầu cần thiết để bạn có thể có được một công việc tốt và ổn định với mức thu nhập như mong muốn.
Học dự toán không khó như bạn nghĩ, nhưng cũng không khó cho những người chỉ mong…”ăn sẵn” bởi nó là một “kỹ năng”, mà đã là “kỹ năng” thì cần phải rèn dũa dần dần, không ai ngày một ngày hai thành tài được, bạn nên hiểu điều đó.
Tôi viết bài viết này với hy vọng cùng các bạn tự học dự toánlập dự toán để trở thành “kỹ sư bóc tách khối lượng” trong thời gian tới, tất nhiên những bài viết hay những cuốn sách, CD hướng dẫn chỉ là thông tin giúp bạn đình hình còn việc thành công hay không lại là tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào sự cố gắng của bạn – như tôi đã nói, lập dự toán là môt “kỹ năng” và nó cần được phải rèn dũa mới thành tài được.
Quay lại bài này, tôi đã nhắc đến các yêu cầu cần biết để có thể lập được dự toán, nếu nói các yêu cầu cần biết thì có rất nhiều nhưng tôi đưa ra các yêu cầu cơ bản nhất và cũng đi giải quyết nó từng thứ một để bạn có thể nắm bắt được và chuẩn bị.
1. Đọc bản vẽ
Yêu cầu cơ bản đầu tiên là đọc bản vẽ, vì sao ? vì ngay trong Thông tư số 05/2007/TT- BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng cũng đã nêu rất rõ “Đo bóc khối lượng công trình là việc xác định khối lượng cụ thể các công tác xây dựng căn cứ vào việc đo, đếm, tính toán dựa trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế…”
Nói một cách nôm na thì bản vẽ thiết kế là ngôn ngữ chung của ngành kỹ thuật, nó là công cụ giao tiếp giữa người thiết kế muốn truyền đạt ý tưởng của mình và người kỹ sư hiểu được ý tưởng của người thiết kế để đưa bản vẽ đó vào thực tế, nếu chúng ta không biết ngôn ngữ chung đó thì không lập dự toán được hay nói cách khác là cũng không làm được bất kỳ điều gì cả, không khác gì bắt một người không biết tiếng Việt đi diễn thuyết cả.
Khi biết đọc bản vẽ bạn sẽ biết lấy các thông tin trong bản vẽ phục vụ cho công việc của mình, điều này sẽ nói đến sau.
2. Tổ chức thi công và kỹ thuật thi công
Đây là hai yêu cầu không thể thiếu và các bạn cũng được học rất kỹ trong nhà trường, tuy nhiên tôi vẫn phải nhắc lại tại sao nó cần bởi:
- Tổ chức thi công cho bạn biết phải xắp xếp công việc trên công trường như thế nào co phù hợp với quy trình công nghệ, điều kiện thi công….ví dụ như thi công phải tuần tự theo quy trình, làm phần thô từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài còn hoàn thiện phải từ trên xuống dưới ….
Việc này giúp bạn lập dự toán không bỏ sót công việc và khối lượng…
- Kỹ thuật thi công cho bạn biết những công việc cần làm để hoàn thành một công tác xây dựng, ví dụ như muốn làm một cái móng cột bằng bê tông cốt thép ( BTCT) thì việc cần làm là phải ghép cốt pha, gia công lắp dựng cốt thép, đổ bê tông….mà những điều này trong thiết kế không nói ….
Kỹ thuật thi công giúp bạn hình dung những công việc nào cần tính toán để hình thành chi phí khối lượng….
3. Kỹ năng tính toán
Đây có vẻ như là kỹ năng cơ sở mà được trang bị từ hồi học vỡ lòng, tuy nhiên khi lập dự toán chúng ta cũng cần nắm được một số kỹ năng để vận dụng cho mình như trình bày trong hình dưới đây.
8759123189 ac9732c61c z Tự học lập dự toán   Bài 1: Các yêu cầu cần biết.
Các hình cơ bản và công thức tính hay sử dụng trong việc lập dự toán (H.A xaydung360)
5617610335 c20be33e0a z Tự học lập dự toán   Bài 1: Các yêu cầu cần biết.
Công thức 3 độ cao
Đây là  3 kỹ năng cơ bản “nằm lòng” nhất để chuẩn bị cho việc lập dự toán, trong bài tới tôi sẽ cùng các bạn đi xây dựng lần lượt phương pháp bóc tách cho từng công tác.
- See more at: http://www.exaydung.net/index.php/tu-hoc-lap-du-toan-bai-1-cac-yeu-cau-can-biet.html#sthash.pcdWPvQi.dpuf

Định mức ván khuôn đã tính hệ số luân chuyển chưa ?

images Định mức ván khuôn đã tính hệ số luân chuyển chưa ?

Khi tính công tác ván khuôn thép hoặc gỗ chúng ta thường để ý đến vấn đề luân chuyển ván khuôn, nhiều người thắc mắc là trong định mức hiện hành ( ĐM 1776) đã tính đến vấn đề luân chuyển ván khuôn chưa – Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về câu trả lời này nhé:
Trên thực tế mỗi đơn vị sẽ tính cấu thành hao phí và số lần luân chuyển ván khuôn khác nhau vào sản phẩm công trình. Thậm chí, tùy loại hình công trình đặc thù mà cùng 1 đơn vị thi công đó nhưng lại tính số lần luân chuyển khác nhau…
Tuy nhiên, định mức lại là mức bình quân chung nhất cho mọi loại hình, trung bình cho mọi nhà thầu. Và mức luân chuyển trung bình này đã được tính cấu thành vào trong định mức 1776. Mức trung bình này được tính như thế nào? Nếu bạn nào quan tâm thì đọc định mức vật tư 1784 để hiểu thêm cho rõ (nếu thật sự muốn chuyên nghiệp hoặc muốn tự tính định mức ván khuôn riêng cho công ty mình).
- Còn nếu chỉ biết áp dụng định mức 1776 thi chúng ta chỉ việc bóc khối lượng diện tích ván khuôn rồi áp dụng định mức để tính là xong. Không cần quan tâm đến việc luân chuyển bao nhiêu nữa làm gì. Luân chuyển đã được tính toán ở mức bình quân vào trong định mức 1776 rồi nên yên tâm không cần tính lại và trong Định mức  1776 đã nêu rất rõ vấn đề này “Công việc sản xuất, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn (gồm ván khuôn gỗ và ván khuôn kim loại) được tính cho 1m2 diện tích mặt bê tông từng loại kết cấu cần sử dụng ván khuôn.”
Giả sử chúng ta cần lập định mức công tác ván khuôn thép -  theo định mức 1776
Mã định mức AF.82121: Sản xuất lắp dựng tháo dỡ ván khuôn kim loại tường,cột vuông, chữ nhật, xà, dầm giằng cao <=50m
Làm sao để ra được hao phí vật liệu:
   Thép tấm :             51.81 kg/100m2
                       Thép hình :            48.84 kg/100m2
                       Gỗ chống :            0.49 m3/100m2
                       Que hàn :              5.6 kg/100m2
Dựa theo định mức vật tư 1784 thì hao phí vật liệu(chưa luân chuyển) dùng làm ván khuôn kim loại, tường, cột vuông, chữ nhật, xà, dầm, giằng (mã AE.82121) là:
                    Thép tấm :  3947  kg/100m2
                    Thép hình: 3812 kg/100m2
                    gỗ chống: 3.255 m3/100m2
                    Que hàn : 5.6 kg/100m2
Theo định mức 1784 nêu trên thì:
-        Thép dùng làm ván khuôn đúc bê tông tại chỗ cho các loại kết cấu phải luân chuyển 80 lần, không bù hao hụt ( h = 0% )
-        Hao hụt thép tấm trong khâu thi công: 5%
-        Hao hụt thép hình trong khâu thi công: 2.5%
Tính hệ số luân chuyển và hao hụt trong thi công (theo công thức của TT04/2010):
- Tính hao phí vật liệu thép tấm:
Hệ số luân chuyển:  Klc= (hx(n-1)+2)/2n =( 0%x(80-1)+2)/2×80=0.0125
Trong đó:
          h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi;
          n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1);
Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:
Khh = 1 + Ktc = 1 + 5% = 1.05
Khối lượng thép tấm được sử dụng cho 100m2 ván khuôn có tính đến luân chuyển và bù hao hụt trong khâu thi công là:
VLtt = 3947 x 0.0125 x 1.05 = 51.8 kg (công thức này theo TT04 nhé)
-  Tương tự đối với thép hình:
VLth = 3812 x 0.0125 x 1.025 = 48.84 kg
Vậy hao phí vật liệu 51.8kg và 48.84 kg đã tính đến luân chuyển rùi. Vật liệu gỗ chống và que hàn cũng chứng minh tương tự.
Xin trích lại Quy định về định mức vật liệu làm ván khuôn tại Định mức vật tư số 1784
II. ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU LÀM VÁN KHUÔN, CÂY CHỐNG CHO CÔNGTÁC BÊ TÔNGII.1. Bê tông đúc tại chỗ
1.Mức sử dụng luân chuyển và bù hao hụt
-Ván khuôn chỉ được dùng gỗ nhóm VII, nhóm VIII.
- Gỗ làm ván khuôn đúc bêtông tại chỗphải sử dụng luân chuyển 5 lần bình quân cho các loại gỗ, cho các loại kết cấubêtông, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần được bù hao hụt 13%.
-Đối với ván khuôn, nẹp gông làm bằng gỗ thông dùng cho tất cả các loại bêtôngđúc tại chỗ thì sử dụng luân chuyển 5 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt20%.
-Gỗ chống ván khuôn bêtông phải sử dụng 10 lần, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần đượcbù hao hụt 10% so với lần đầu.
-Trường hợp dùng tre chống ván khuôn thì 1 cây gỗ 10 x 10 dài bình quân 7m thaybằng 2 cây tre d 8cm và tre phải luân chuyển 3 lần, từ lần thứ 2 trở đi thì mỗilần được bù hao hụt 10% so với lần đầu).
-Nếu dùng sắt U, I thay gỗ làm cây chống thì cứ một cây gỗ 10 x 10 cm dài 7mđược thay bằng một thanh thép U, I nhưng phải luân chuyển 250 lần không bù haohụt.
-Đinh các loại và dây buộc ghi trong bảng định mức không phải sử dụng luânchuyển. Trừ một số trường hợp đặc biệt, số lần luân chuyển quy định như sau:
-Ván khuôn thân mố, thân trụ, mũ mố, mũ trụ cầu, hầm lò được sử dụng luân chuyển4 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt 3%.
-Ván khuôn dùng đổ bêtông các công trình thuỷ công (như ván khuôn ống xi phông)thì được sử dụng luân chuyển 3 lần không có bù hao hụt
-Tất cả các loại gỗ: tròn bất cập phân, gỗ hộp, ván dùng làm sàn để vật liệu,cầu công tác, sàn đạo, palê v.v. Phải sử dụng luân chuyển 8 lần, từ lần thứ 2trở đi mỗi lần được bù hao hụt 15 % so với lần đầu.
-Tà vẹt chồng nề phải sử dụng luân chuyển 24 lần, không có bù hao hụt.
-Dàn tán rivê, cạo gỉ, sơn cầu phải luân chuyển làm xong 50 khoang cầu, không cóbù hao hụt.
-Các loại bu lông, đinh đỉa, đinh Crăm pông dùng trong ván khuôn, cầu côngtác… phải sử dụng luân chuyển 15 lần, không có bù hao hụt.
-Thép và tôn dùng làm ván khuôn đúc bêtông tại chỗ cho các loại kết cấu phảiluân chuyển 80 lần, không bù hao hụt.
2.Các định mức vật liệu làm sàn để vật liệu và cầu công tác
-Các định mức dùng làm các loại sàn để vật liệu có chiều cao 1m. Trường hợp sànđể vật liệu có chiều cao khác thì tính như sau:
+Đối với sàn làm bằng tà vẹt chồng nề thì định mức tà vẹt và đinh đỉa bằng địnhmức tà vẹt và đinh đỉa của sàn cao 1m nhân với chiều cao sàn (m), còn các loạivật liệu khác giữ nguyên.
+Đối với sàn làm bằng palê thì định mức cột giằng và đinh 8cm bằng định mức cộtgiằng và đinh 8cm của sàn 1m nhân với chiều cao sàn (m), còn các loại vật liệukhác giữ nguyên
-Các định mức vật liệu dùng làm các loại cầu công tác có chiều cao 1m. Trườnghợp cầu công tác có chiều cao khác thì định mức gỗ cột và giằng bằng định mứcgỗ cột và giằng của cầu công tác cao 1m nhân với chiều cao cầu công tác (m),còn các loại vật liệu khác giữ nguyên.
II.2. Bê tông đúc sẵn
-Định mức ván khuôn, văng chống, nẹp bằng gỗ để đúc sẵn các loại panen 3 mặt(chữ U), nắp đan, nan chớp phải sử dụng luân chuyển 50 lần. Hao hụt các lần sửachữa đã tính vào trong định mức.
-Định mức ván khuôn, văng chống, nẹp bằng gỗ để đúc sẵn các loại panen 4 mặt,các loại cọc, cột đặc, tà vẹt, dầm xà phải sử dụng luân chuyển 40 lần. Hao hụtcác lần sửa chữa đã tính vào trong định mức.
-Thép và tôn dùng làm ván khuôn đúc sẵn các loại kết cấu bêtông (trừ kết cấubêtông đúc sẵn dầm cầu) phải luân chuyển 250 lần, không có bù hao hụt.
-Định mức sử dụng cho các loại ván khuôn đúc sẵn nào thì tính theo định mức sốlần luân chuyển của loại ván khuôn đó.
-Ngoài những quy định cụ thể trên đây, còn lại ván khuôn để đúc sẵn các loạibêtông khác, phải sử dụng luân chuyển 30 lần, không bù hao hụt.
-Trường hợp phải dùng gỗ thông để làm ván khuôn đúc sẵn các loại kết cấu bêtông,phải sử dụng luân chuyển 20 lần, không bù hao hụt.
-Nẹp, đà gông dùng trong thi công bêtông do thiết kế quy định tiết diện cụ thểvà được phép dùng gỗ nhóm VI.
II.3. Quy định lần luân chuyển
+Mỗi lần dỡ ván khuôn là một lần luân chuyển, nếu kéo dài thời hạn để ván khuôndo yêu cầu kỹ thuật trên 30 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 60 ngày đượctính 3 lần luân chuyển… kể từ ngày đổ bêtông.
+Đối với các loại vật liệu khác, mỗi lần dỡ khi làm xong một công việc thì đượctính 1 lần luân chuyển, nếu kéo dài thời hạn sử dụng do yêu cầu thiết kế thì:
-Đối với tre, gỗ làm sàn trộn bêtông, cầu công tác, sàn đạo, palê v.v. kéo dàitrên 60 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 120 ngày được tính 3 lần luânchuyển v.v.
-Đối với tà vẹt chồng nề kéo dài trên 90 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên180 ngày được tính 3 lần luân chuyển …
-Đối với đinh đỉa, bu lông các loại kéo dài trên 30 ngày được tính 2 lần luânchuyển, trên 60 ngày được tính 3 lần luân chuyển …
II.4. Hệ Số luân chuyển
-Bảng hệ số luân chuyển này áp dụng để tính toán cho các loại vật liệu phải sửdụng luân chuyển có bù hao hụt.
-Đối với các loại vật liệu phải sử dụng luân chuyển nhưng không có bù hao hụtthì không áp dụng bảng này, mà chỉ lấy số lượng ghi trong bảng định mức chiacho số lần luân chuyển là đủ.
BẢNG HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN
Số lần luân chuyển 
Tỷ  lệ bù
hao hụt (%)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
15
20
30
3
5
7
0,50
8
0,51
0,34
3
0,35
0,26
1
0,26
0,21
2
0,22
0,17
9
0,18
0,15
6
0,16
0,13
8
0,14
0,12
4
0,13
0,11
4
0,12
0,08
1
0,09
0,06
4
0,74
0,04
8
0,58
9
10
11
12
13
15
17
3
0,51
8
0,52
3
0,52
5
0,52
8
0,53
0
0,53
3
0,53
8
0,54
3
0
0,35
7
0,36
3
0,36
7
0,37
0
0,37
3
0,37
7
0,38
3
0,39
0
9
0,27
6
0,28
4
0,28
8
0,29
1
0,29
5
0,29
9
0,30
6
0,31
4
0
0,22
6
0,23
6
0,24
0
0,24
4
0,24
8
0,25
2
0,26
0
0,26
8
8
0,19
6
0,20
4
0,20
8
0,21
2
0,21
7
0,22
1
0,22
9
0,23
8
4
0,17
3
0,18
1
0,18
6
0,19
0
0,19
4
0,19
9
0,20
7
0,21
6
7
0,15
6
0,16
4
0,16
9
0,17
3
0,17
8
0,18
2
0,19
1
0,19
9
3
0,14
2
0,15
1
0,15
6
0,16
0
0,16
4
0,16
8
0,17
8
0,18
7
3
0,13
2
0,14
1
0,14
5
0,15
0
0,15
4
0,15
9
0,16
8
0,17
7
0
0,09
9
0,10
9
0,11
3
0,11
8
0,12
3
0,12
7
0,13
7
0,14
6
0,08
4
0,09
3
0,09
8
0,10
2
0,10
7
0,11
2
0,12
1
0,13
1
0
0,67
0
0,07
7
0,08
2
0,08
7
0,09
1
0,09
6
0,10
6
0,11
6
20
0,55
0
0,40
0
0,32
5
0,28
0
0,25
0
0,22
9
0,21
3
0,20
0
0,19
0
0,16
0
0,14
5
0,13
0

ST

Quy luật đối nghịch

Có rất nhiều bạn có ý định start-up hỏi tôi chung một câu hỏi rằng: Em định làm cái A, định làm cái B nhưng nhìn trên thị trường thấy cái A cái B kia đều được người khác làm mất rồi, và họ đã xây dựng và phát triển khá mạnh nên rất khó để có cửa cho chúng em làm. Vậy còn cửa nào cho start-up?
Có một bạn còn hỏi rất cụ thể như sau: Em rất đam mê và muốn làm về Thương mại điện tử, nhưng thấy riêng mình VCCorp của anh đã làm hết các mảng từ bán lẻ, mua chung, rao vặt, sàn TMĐT rồi. Chưa kể các công ty khác cũng đang làm và được đầu tư rất mạnh. Vậy em còn cơ hội nào không?
Quy luật đối nghịch
Thực tế thì nếu bạn muốn làm các sản phẩm giống hệt người khác đã làm và muốn cạnh tranh trực tiếp thì đúng là rất khó, có thể nói là không có cơ hội cho bạn chiến thắng trừ khi họ chán, bỏ không làm nữa bởi bạn hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, thiếu thời gian và trong tâm trí khách hàng, bạn chỉ là kẻ bắt chước mà thôi. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, ta thấy rằng một sản phẩm không thể vừa lòng với tất cả mọi người được, nó giống như khi bạn ăn phở, với bạn thì quán này rất ngon vì hợp khẩu vị với bạn, nhưng với người khác thì họ lại không thích vì nước dùng quá béo hay vị quá mặn, họ sẽ tìm quán phở khác phù hợp với họ hơn.
Cho dù trên thị trường, sản phẩm tiên phong đang rất mạnh, nhưng không có nghĩa là bạn không còn cơ hội. Có nhiều người cho rằng, chỉ cần tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn sản phẩm của thương hiệu dẫn đầu là có thể giành được chiến thắng – đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bạn cần nghiên cứu rõ bản chất, điểm mạnh của sản phẩm tiên phong, từ đó cung cấp những sản phẩm có tính chất đối nghịch với điểm mạnh đó cho khách hàng tiềm năng của bạn. Nói cách khác, đừng cố làm tốt hơn những công ty đi trước, mà bạn phải tạo ra sự khác biệt.
Có thể thấy ngay trên thị trường, Coca-Cola là 1 thương hiệu với hơn 100 năm tuổi, có chỗ đứng cực kỳ vững chắc trong tâm trí khách hàng, nhưng như vậy không có nghĩa là ai cũng thích uống Coca-Cola, và Pepsi ra đời, vận dụng đúng nguyên tắc đối nghịch để tạo ra thị phần riêng cho mình, nhắm đến những người trẻ tuổi năng động và không ưa cái vị khét khét của Coca-Cola.
Để vận dụng được nguyên tắc đối nghịch, bạn cần phải phân tích được điểm mạnh yếu của đối thủ, thực hiện các chiến lược marketing một cách trực diện vào việc trì triết điểm yếu của đối thủ sao cho khách hàng phải gật gù thừa nhận điểm yếu đó và phải show ra được ngay điểm mạnh đối nghịch của mình là gì.
Với quy luật đối nghịch, bạn hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị phần mà người dẫn đầu không với tới được và tự tạo ra một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho sản phẩm của mình. Theo thời gian, có thể sản phẩm dẫn đầu sẽ cũ kỹ đi và hoạt động lệch lạc dễ xảy ra tiêu cực, bạn chỉ cần biết chớp cơ hội là có thể lật đổ và biến những khách hàng của đối thủ thành của mình một cách tự nhiên mà không cần phải cạnh tranh trực diện một cách khó khăn và khốc liệt.
Sưu tầm

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Kim thất tai - Cỏ ngọt và những công dụng trị bệnh.




qninhon11.com
Năm ngoái bạn thân cho mấy cây con bảo rằng là vị thuốc quí , nghe vậy , nhưng chưa có thì giờ tìm hiểu , cho đến hôm nay ra vườn thấy đám cây Kim thất tai (Gynura Acutifolia) tươi tốt quá .   nhánh non ra dày đặt , còn cây Cỏ ngọt  ( stevia) đã bắt đầu đơm bông , nhánh con cũng rất nhiều, nên nảy ra ý định thử tìm hiểu về chúng xem sao !

Tài liệu trên mạng về cây Thất kim tai , và cây cỏ ngọt ...ôi thôi cứ như thuốc tiên , chữa được vô số bệnh ?

QN không mấy tin về cách trị bá bệnh cứ như thuốc tiên này , chỉ tổng hợp từ nhiều nguồn , tìm những công dụng tương đối có thể ứng dụng cho riêng mình , và xin chia sẻ cùng bạn đọc .


            Kim thất tai - Gynura Acutifolia
 

quinhon11.com
Nhiều bạn thân đã trồng và xử dụng lá cây này bằng nhiều cách :
- Có bạn dùng lá Kim thất tai   cùng những loại rau thơm khác , trộn chung với rau xà lách để ăn sống .

- Có bạn  bảo rằng nếu chịu khó nhai vài lá vào buổi sáng , hoặc chiều cũng làm giảm bớt lượng đường trong máu , phần nào giúp ổn định  đường huyết cho những người bị bịnh tiểu đường .

- Có bạn hái lá và ngọn non cắt nhỏ  nấu canh với tôm , hay thịt và bảo rằng ngon và mát .

- Có bạn hái lá đem xay với ít nước lọc làm thành một loại nước mát , uống mỗi ngày , nói rằng uống giải nhiệt , và tốt cho sức khỏe ...

Cây Kim thất tai , đặc biệt có sức sống rất mạnh , lúc nào cũng xanh tươi , ít khi thấy có lá héo trên cây . Cách trồng đơn giản , chỉ cần ngắt nhánh hơi già , cắm suống đất , giữ ẩm tốt vài ngày là cây đâm rể . Hoặc ngâm nước , chờ vài ngày , nhánh ra rễ rồi bỏ xuống đất trồng . Cây càng cắt lá thì  càng đâm chồi non lá mới , trồng vài ba cây là có lá dùng mệt nghỉ

Công dụng cây Kim thất tai sưu tầm trên mạng:

1/Trị chứng tiểu đường: Sáng, trưa, tối-mỗi lần nhai nuốt từ7-9 lá.
2/ Trị ho gió, ho khan. ho có đờm: Nhai và nuốt l-2 lá.
3/ Nhức đầu: Giã nhuyễn ít lá, đắp lên đầu chỗ đau.
4/ Đau lưng, nhức mỏi: Thái nhỏ10 ngọn, nấu canh hay xào ăn mỗi 
    ngày.
5/ Táo bón, kiết lỵ: Xay hay giã nhỏ 6 ngọn hoà với 1 ly nước uống 
    sáng và tối.
6/ Đau bụng, tiêu chảy: Nhai nhuyễn 2 ngọn, nuốt từ từ.
7/ Lở loét: ngứa ngáy, do sâu bọ cắn: Giã nát đắp lên chỗ ngứa.
8/ Thường xuyên ăn lá cây này giúp lưu thông máu huyết đều hòa, tăng cường sinh lực.


                       Cây cỏ ngọt - Stevia


QN11 , cây stevia ( cỏ ngọt )
Gọi là cây cỏ ngọt chắc là do lá của nó có vị ngọt đậm đặt biệt . QN đã nhai thử vài lá và rất ngạc nhiên vì lá nó quá ngọt  , sau đó một lúc còn đọng dư vị ngọt lơ lớ trên đầu lưỡi , mùi vị giống như những loại đường diet  khi uống diet coke hay những loại nước uống dùng đường hóa học khác . 

QN không thích vị ngọt này . Nhưng với những ai có bịnh tiểu đường thì đây là một loại chất ngọt thay thế đường một cách hữu hiệu .

Chẳng vì thế mà gần đây rộ lên phong trào dùng chất ngọt chiết xuất từ cây cỏ ngọt ( stevia ) thay thế đường trong đời sống hằng ngày . Có người cho rằng tính an toàn của loại cỏ này chưa được kiểm chứng, trong khi nhiều người khác lại cho rằng stevia có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. 

đường stevia dạng bột
Trên thị trường quốc tế hiện nay , giá loại đường chiết xuất từ cây cỏ ngọt có giá bán khá cao . Từ ít năm nay cỏ ngọt là một món hàng nóng hổi trên thị trường, nhất là từ khi cơ quan FDA của Hoa Kỳ chấp thuận cho các hãng nước ngọt dùng Stevia để thay thế đường cho những người không xài đường được . 

Do chất ngọt của loại cỏ này không tạo ra một calories nào như loại đường thường dùng khác . Nhờ thế có thể giúp người bệnh tiểu đường giải quyết được vấn đề thèm ngọt mà không tăng lượng đường trong máu , giúp ổn định đường huyết  . Cũng tốt cho những người muốn giảm cân , diet , do đặt điểm đường stevia không tạo ra calories . 
QN đọc trên các tại liệu nước ngoài , Không thấy chứng cứ có công dụng gì khác ngoài vị ngọt , có thể thay thế chất đường .

 Bạn bè QN dùng stevia bằng cách phơi khô lá ,  xay nhuyển thành bột , và dùng như một loại đường , cho vào , Trà , cà phê , làm bánh hoặc chè . Thậm chí dùng để ướp thịt , nấu ăn ..v.v Có người khi nấu chè , nêm hơi nhạt , rồi cho thêm ít đường cỏ ngọt vào tạo thành vị ngọt đậm đà hơn  , giúp người tiểu đường được ngon miệng , hưởng thụ vị ngọt , mà không bị ảnh hưởng nhiều tới lượng đường trong máu , hay không tạo thêm calories cho những người muốn giảm mập .

 Dùng cách pha trộn này giúp vị ngọt tự nhiên dễ chịu hơn là chỉ dùng đường cỏ ngọt only , giúp giảm bớt vị lơ lớ còn đọng lại trên đầu lưỡi mà có người không thích .( chẳng hạn như QN )

stevia
Vậy cỏ ngọt là cây như thế nào ?

Stevia hay cỏ ngọt là một cây cỏ, thân mảnh, khi nhấm thấy có vị ngọt rất đậm. Cây này có nguồn gốc từ Paraguay và các vùng núi Tây Nam của lục địa Mỹ Latin. Cỏ ngọt được dùng rộng rãi từ lâu tại Nam Mỹ.
Stevia được sử dụng như là một bổ sung chế độ ăn uống thay thế đường. 
 không  calo, không carbohydrates, là một chất ngọt hoàn toàn tự nhiên , tuyệt vời để thay thế chođường  chất ngọt hóa học. Steviangọt 300 lần hơn đường.

Tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, loại cỏ này được dùng làm thực phẩm từ khoảng 40 năm nay. Tại Việt Nam, cỏ ngọt bắt đầu được trồng và sử dụng từ cuối những năm 1980. 

Cây cỏ ngọt (stevia) Có dể trồng không ?

Cây cỏ ngọt , nếu trồng từ hột thì hơi khó khăn , thường thì chỉ nẩy mầm khoảng 20% trong tổng số hột được gieo , có khi ít hơn , nên tốt nhất là trồng bằng cách giăm nhánh . 

Nếu có một cây , thì có thể nhân giống không khó . chỉ cần cắt nhánh già , cắm xuống đất , phun sương giữ ẩm , để chổ mát , nắng nhẹ , sau vài ngày thì nhánh bén rễ , cho cây mới . 

Khi cây con lớn trộng , thì lại ngắt nhánh dăm tiếp ... càng cắt nhánh cây càng đâm thêm chồi non , cho thêm nhiều lá , cứ thế chẳng mấy chốc sẽ có một vườn Stevia , cỏ ngọt nếu bạn chịu khó.

 Nhu cầu một gia đình thì cần chỉ năm ba cây cũng đủ . Thấy lá hơi trồng trộng thì cứ lặt lá , phơi khô để dành , Nghe nói lá này lặt vào , trải ra đĩa , không cần phơi nắng , chúng cũng khô xanh .

Khi nào muốn lấy hột thì ngưng lặt lá , để nhánh  già đi sẽ cho bông . một khi cây ra hoa rồi thì lá không còn ngọt nữa . Sau khi ra hoa , làm hột thì cây sẽ già, yếu đi . Do đó  nên luân phiên dăm cành , cắt nhánh để tạo cây mới.

 Hột Cỏ ngọt mong manh , dễ bị gió thổi bay mất , nên thấy hoa hơi già , khô , bắt đầu thành hột , thì nên lấy một bao nhựa , phủ  chùm hoa lại , cột miệng bao , làm thế nào mà nếu hột rớt thì sẽ rớt vào bao , đợi hột già cắt nguyên chùm hoa , lắc lắc  bao , để tất cả hột rót vào trong bao , cất hột để dành cho đợt cây mới 

hột cỏ ngọt (stevia)
Từ cỏ ngọt, thoạt tiên người ta chiết ra chất steviosid, một loại đường thiên nhiên không có nitơ, với hàm lượng 3-10% trong lá khô, độ ngọt gấp 150-300 lần đường ăn. 
Steviosid có khả năng bền vững với nhiệt độ và acid nên nó không bị biến chất và không bị lên men trong dạ dày. 
Từ cỏ ngọt người ta có thể chiết xuất ra được rebaudiosid A, còn ngọt hơn steviosid, và nhiều chất khác.

Theo một vài tài liệu trên mạng cho rằng " tại Việt Nam, qua kinh nghiệm sử dụng, người ta nhận thấy, lá cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh"
Có thể điều này cần xét lại ? 
Điểm khác nhau mấu chốt giữa những loại đường thường  và Đường Stevia là : các loại đường tự nhiên khác đều tạo năng lượng - Calories , còn đường stevia chỉ đơn thuần là một loại cỏ lá , có vị ngọt đậm đặc , không tạo năng lượng . 
Khi người ta  dùng chúng để thay thế đường , có cảm giác tâm lý mình vẫn ăn ngọt được . Còn vấn đề giảm chất đường trong máu là do cơ thể mình ngưng nạp chất đường thực thụ , vì đã thay thế bằng đường Stevia .
Thế thôi ! Bản thân Stevia không có tác dụng giảm nhu cầu chất bột hay đường .

Tóm lại , Kim thất tai , và cây cỏ ngọt là hai loại cây dễ trồng , dễ nhân giống. Một loại cây có  nhiều dược tính đặt biệt là điều hòa lượng đường trong máu , một loại có thể thay thế đường . Nếu trong gia đình có người bịnh tiểu đường thì trong vườn nhà chịu khó trồng một ít để làm rau ăn , hoặc thỉnh thoảng hái vài lá nhấm nháp chất ngọt thì cũng rất tốt ...  
Nếu bảo rằng , dùng nó để  thay thế thuốc tây thì cần phải tham khảo với Bác sĩ của bạn .
theo   Quinhon11